[email protected] 093 811 1904

DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN THIẾT BỊ MÁY MÓC

Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Về nguyên tắc, chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.

CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN

Chứng nhận hợp chuẩn và việc đánh giá chứng nhận sản phẩm hàng hóa vật liệu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của từng sản phẩm. Chứng nhận hợp chuẩn hàng hóa vật liệu là xu thế tất yếu của nền kinh tế, là thước đo chất lượng của mọi sản phẩm.

I. Hợp chuẩn là gì ?

Căn cứ pháp lý: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Trong đó, về nguyên tắc, công bố hợp chuẩn là hoạt động của tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.

1. Tiêu chuẩn là: Quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá các đối tượng trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng. Áp dụng cho sản phẩm nhóm 1 theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, đây là nhóm sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

1.1. Công bố hợp chuẩn: Là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. (khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN). Đây là hoạt động tự nguyện, không mang tính bắt buộc. Công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

-xem thêm: chứng nhận hợp quy

1.2. Nơi công bố hợp chuẩn: Các tổ chức cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp tỉnh; nếu đầy đủ hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Dấu hợp chuẩn không bắt buộc.

Như vậy:

  • Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
  • Đối tượng chứng nhận: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài.

II. Lợi ích của việc công bố hợp chuẩn

Đầu tiên khi những sản phẩm được công bố hợp chuẩn thì những sản phẩm đó sẽ được gắn thêm dấu hợp chuẩn.

  • Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn có liên quan. Chính điều này sẽ tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm.
  • Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại khi chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà hoạt động chứng nhận sản phẩm đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.
  • Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.

Duy trì liên tục sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân. 

III. Làm sao để công bố hợp chuẩn ?

Theo thông tư 28/2012/TT-BKHCN, điều 8, chương 2 thì trình tự công bố hợp chuẩn gồm 2 bước:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn)

a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.

Phương thức đánh giá sự phù hơp với tiêu chuẩn do tổ chức chứng nhận hoặc do doanh nghiệp công bố tự lựa chọn một trong các phương thức sau:

- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;

- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;

- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;

- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh

Doanh nghiệp chuẩn bị 02 bộ hồ sơ, 01 bộ gửi đến cơ quan đăng ký và bộ còn lại lưu trữ tại doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm:

- Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);

- Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

- Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

Đến với Kiểm Định ISC  để được hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ hỗ trợ công bố hợp chuẩn sản phẩm. Tại đây chúng tôi có:

·      Có đầy đủ năng lực pháp lý hoạt động dịch vụ;

·      Có đội ngũ chuyên gia đánh giá có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản chuyên nghiệp, có uy tín trong cộng đồng ngành chứng nhận;

·      Dịch vụ trọn gói, hỗ trợ cả trong công tác vận hành sau chứng nhận;

·      Chi phí hợp lý;

·      Thời gian cấp chứng nhận nhanh chóng.

Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ hãy liên hệ đến hotline 0938111904