[email protected] 093 811 1904

KIỂM ĐỊNH GIÀN GIÁO

KIỂM ĐỊNH GIÀN GIÁO

Tìm hiểu về quy trình kiểm định giàn giáo trong xây dựng sẽ giúp bạn phát hiện những sai sót và bất thường để kịp thời khắc phục sửa chữa.

Kiểm định giàn giáo  là gì?

Đầu tiên bạn cần hiểu về định nghĩa Giàn Giáo . Vậy Giàn Giáo là một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hay mặt sàn cố định.

Các loại Giàn Giáo hiện nay bao gồm:

- Giàn giáo trụ và giá đỡ công son di động: Hệ giàn giáo có các trụ đứng, ván sàn và giá đỡ sàn công tác có thể di chuyển trên trụ đứng

-Giàn giáo dầm công son : giàn giáo có sàn công tác đặt trên các thanh dầm công son từ trong tường hoặc trên mặt nhà. Đầu phía bên trong đ­ược neo chặt vào công trình hay kết cấu

-Giàn giáo dầm treo: Sàn công tác đặt trên hai thanh dầm, được treo bằng các dây cáp.

-Giàn giáo chân vuông : giàn giáo có chân đỡ là các khung gỗ dạng hình vuông, trên đỡ sàn công tác chịu tải trọng nhẹ và trung bình.

-Giàn giáo cột chống độc lập: giàn giáo đặt trên nền bằng nhiều khung hàng cột chống. Loại giáo này đứng độc lập, không tựa vào công trình bao gồm các cột đỡ, dầm dọc, dầm ngang và các thanh giằng chéo.

-Giàn giáo cột chống đơn: Sàn công tác đặt trên các dầm ngang có đầu phía ngoài đặt trên các dầm dọc liên kết với hàng cột hay thanh đứng đơn. Đầu bên trong của dầm ngang đặt neo vào trong hoặc lên tường nhà.

 -Giàn giáo hệ khung đỡ kiểu thước thợ: giàn giáo gồm các khung gỗ hoặc kim loại đỡ sàn công tác….



Vậy Kiểm định Giàn Giáo là thuật ngữ ám chỉ công tác đánh giá tình trạng kỹ thuật của giàn giáo theo các tiêu chuẩn, thông số quy định được đề ra nhằm đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình sử dụng.

Các tiêu chuẩn để đánh giá bao gồm:

- TCXDVN 296:2004GIÀN GIÁO - CÁC YÊU CẦU VỀ AN TOÀN

- TCVN 4244:2005: áp dụng cho các thiết bị nâng.

- TCVN 338-05: Áp dụng kiểm định cho kết cấu khung thép.

>>>Xem thêm: Kiểm định an toàn thang máy điện

Vì sao cần phải kiểm định Giàn Giáo?

Việc kiểm định Giàn Giáo là yêu cầu đã được đề ra trong các bộ luật lao động, qua đó cho thấy được tầm quan trọng của dịch vụ. Không chỉ mang tính chất bắt buộc do nhà nước đề cử nứa mà còn là sự ý thức đảm bảo an toàn lao động của mỗi người.

Nếu quá trình kiểm định không cho thấy các khuyết điểm hay lỗi lầm nào của hệ thống thì các chủ doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có thể sử dụng tiếp. Còn nếu phát hiện ra khuyết điểm cần có công tác sửa chữa, khắc phục tình trạng, nhờ đây các nhà đầu tư kinh doanh cũng kịp thời phát hiện để bảo trì hệ thống, tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng về sau.

Công việc kiểm định chất lượng là công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ cơ sở nào.

Kiểm tra những gì khi tiến hành kiểm định Giàn Giáo

Để hệ thống kệ hàng đảm bảo còn hoạt động tốt hãy kiểm tra các danh mục sau đây một cách nghiêm túc:

- Kiểm tra sự cong vênh, xem hệ thống thanh ngang, thanh dọc  có bị biến dạng không

- Khảo sát đế chân của kệ xem vị trí của chúng đã được cố định chắc chắn xuống nền xưởng chưa

- Kiểm tra miếng trụ dùng để bảo vệ khung chân của kệ, chi tiết này giúp bảo vệ hệ thống kệ nếu có bất kỳ biến cố bất ngờ xảy ra làm cho kệ bị biến dạng. Hãy thay thế trụ bảo vệ mới để khung chân kệ hoạt động an toàn.

- Kiểm tra độ võng: kệ hàng sẽ có các thanh đỡ, khi bị tác động bởi 1 lực quá tải so với thông số ban đầu chúng sẽ bị biến dạng võng xuống.

- Tiến hành check list các bộ phận, kết cấu liên kết như:-

  • Ống tuýp
  • Sàn/mâm
  • Cùm kẹp
  • Thanh giằng ngang
  • Thanh giằng chéo
  • Các bulông bắt chặt
  • Kiểm tra toàn hệ thống

>>> Xem thêm: Thông tin mới nhất về dịch vụ kiểm định hệ thống lạnh

Quy trình kiểm định Giàn Giáo

Không giống với các kiểm định khác, hoạt động kiểm định kệ hàng hóa chỉ được thực hiện khi công trình đã lắp ráp hoàn chỉnh. Để bước vào quy trình kiểm định an toàn chúng ta cần tiến hành các bước sau:


Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của Giàn Giáo

Bao gồm bản vẽ thiết kế, sơ đồ lắp đặt, các phép tính để thực hiện lắp đặt thực tế

Xem xét lại các quy trình đã thực hiện kiểm định trước đó, đặc biệt trong quy trình chế tạo và thử nghiệm

Bước 2: Khám xét kỹ thuật

Quan sát vị trí lắp đặt Giàn Giáo, quan sát hướng dẫn an toàn sử dụng của thiết bị:

Tiến hành đo đạc, kiểm tra kích thước của thiết bị trong bản vẽ kỹ thuật và so sánh với số đo thực tế.

TIến hành kiểm tra lại hệ thống bulong, các mối hàn kim loại kết nối các kệ hàng với nhau, kết cấu vật liệu hệ thống như các cột, thanh giằng, thanh dầm. Đừng quên kiểm tra cả nền xưởng nơi đặt thiết bị.

Thẩm định các sai số lắp đặt, độ nghiêng của kệ chứa hàng so với mặt bằng lắp đặt.

Bước 3: Thử tải Giàn Giáo

Chỉ được phép thử nghiệm khi đã có kết quả đạt yêu cầu từ các mục trên:

Tiến hành thử nghiệm sự hứng chịu lực Giàn Giáo, thử tải đồ ở mức 100% để kiểm tra khả năng chịu sức nặng.( Theo TCXDVN 296:2004GIÀN GIÁO - CÁC YÊU CẦU VỀ AN TOÀN mục Thử tải)

Đánh giá số liệu đo được

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định Giàn Giáo

Sau khi đã kiểm định toàn bộ hãy bước đến việc lập biên bản kiểm tra hiện trường

Làm bản báo cáo kết quả kiểm định kệ hàng hóa việc này để bổ sung vào hồ sơ lý lịch của các thiết bị.

Thời hạn kiểm định Giàn Giáo

Các đơn vị kinh doanh cần thực hiện công việc kiểm định Giàn Giáo theo quy định đồng thời đảm bảo độ an toàn lao động của hệ thống. Thời hạn kiểm định định kỳ là mỗi năm 1 lần.


Đơn vị kiểm định Giàn Giáo

Các đơn vị đứng ra cung cấp các dịch vụ kiểm định bắt buộc phải được nhà nước cấp phép chỉ định hoạt động hợp pháp.

Kiểm định ISC là đơn vị đã được nhà nước ban hành giấy phép hoạt động về lĩnh vực kiểm định các loại máy móc, vật tư đòi hỏi tính nghiêm ngặt trong an toàn lao động.

Mọi chi phí liên quan đến dịch vụ xin mời quý khách liên hệ trực tiếp với hotline: 0983 921 378 để được tư vấn cụ thể.