[email protected] 093 811 1904

Không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Căn cứ pháp lý

Quy định luật an toàn vệ sinh lao động 2015

Luật An toàn lao động ngày 25/6/2015 với các nội dung quan trọng như: việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định huấn luyện an toàn

Nghị định số 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Quan trắc môi trường lao động.

Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về đầu tư và thủ tục của BLĐTBXH

Nghị định 140/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ LĐTB-XH.

Quy định theo nghị định số 39/2016/NĐ-CP

Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động.

Quy định thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH huấn luyện an toàn lao động

Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH danh sách công việc huấn luyện an toàn lao động

Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Các mức phạt đối với người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân viên đúng quy định

Theo khoản 1, Điều 24 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020 sẽ phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện.

Cụ thể, Điều 24 của Nghị định này quy định về vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thì sẽ phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau: từ 5 đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người; từ 10 đến triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người; từ 20 đến 30 triệu đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người; từ 30 đến 40 triệu đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người; từ 40 đến 50 triệu đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

Khoản 2, Điều 24 của Nghị định sẽ phạt tiền đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm các quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo một trong các mức:

  • Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình khung cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt (nhóm 3), người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Huấn luyện bắt buộc theo chương trình khung được pháp luật quy định nhưng không đủ nội dung; sử dụng người huấn luyện không đảm bảo tiêu chuẩn về người huấn luyện; không đảm bảo cơ sở vật chất để huấn luyện theo quy định; không có tài liệu huấn luyện cho các đối tượng;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện;
  • Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi tổ chức huấn luyện mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện hoặc đang bị đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã hết hiệu lực hoặc thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 3, Điều 24 quy định: phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo một trong các mức:

  • Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình khung cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt (nhóm 3), người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Huấn luyện bắt buộc theo chương trình khung được pháp luật quy định nhưng không đủ nội dung; sử dụng người huấn luyện không đảm bảo tiêu chuẩn về người huấn luyện; không đảm bảo cơ sở vật chất để huấn luyện theo quy định; không có tài liệu huấn luyện cho các đối tượng;
  • Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện;
  • Từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng khi có hành vi thực hiện huấn luyện thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc đang bị đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hết hiệu lực; huấn luyện ngoài phạm vi Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc ngoài phạm vi đã công bố đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 28/202Đ-CP t0/Nhì sẽ đình chỉ hoạt động huấn luyện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều này và với người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều này; Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với hành vi sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc hoàn trả cho cơ sở sản xuất kinh doanh thuê dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chi phí huấn luyện cộng khoản lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 24; Buộc hủy kết quả huấn luyện đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 2, điểm b, c, d khoản 3 Điều này.

3. Liên hệ tư vấn thêm về các quy định liên quan đến an toàn tại doanh nghiệp, nhà máy

LIÊN HỆ: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN VÀ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 11, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

SDT: 093 811 1904

Hotline: 0983 921 378

Email: [email protected]


Đọc thêm danh mục văn bản an toàn tại đây