[email protected] 093 811 1904

NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI VẬN HÀNH BÌNH CHỊU ÁP LỰC

NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI VẬN HÀNH BÌNH CHỊU ÁP LỰC

1. Bình chịu áp lực là gì?

*Định nghĩa

Bình chịu áp lực (pressure vessels, pressure tanks, air tanks) là một thiết bị dùng để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.


* Áp suất của bình chịu áp lực

  • Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm cơ sở tính sức bền của các bộ phận của bình áp lực.
  • Áp suất làm việc là áp suất của hệ thống cần cung cấp.

* Nguyên nhân gây nổ bình áp lực

  • Do người sử dụng không hiểu biết sử dụng bình quá áp suất quy định;

Huấn luyện an toàn vận hành bình chịu áp lực liên hệ: 093 811 1904 gặp Mr Thăng

  • Sử dụng vật liệu chế tạo kém chất lượng, hệ thống van, đồng hồ đo không đảm bảo.

2. Các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra sử dụng bình chịu áp lực

  • Nổ áp lực: Có nguy cơ nổ khi bị nung nóng, đổ ngã , va đập . . . hoặc khi bình bị ăn mòn, rỗ quá mức qui định.
  • Hóa chất, môi chất độc: Nguy cơ nổ cháy môi chất, rò rỉ môi chất độc chứa trong bình.
  • Điện giật: Nguy cơ điện rò ra vỏ mô tơ, hỏng cách điện dây dẫn, …

Vì những yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ khi nào, do đó bình chịu áp lực bắt buộc phải được kiểm định định kỳ (Tìm hiểu tại: Kiểm định an toàn)

Xem thêm về dịch vụ kiểm định khác tại Trung tâm kiểm định ISCTC tại đây

3. Nguyên tắc an toàn khi vận hành bình chịu áp lực

  • Các bình trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định KTAT, đăng ký sử dụng theo quy định. Người sử dụng thiết bị phải giao trách nhiệm quản lý bình khí nén cho cán bộ quản lý thiết bị bằng văn bản.
  • Việc vận hành các bình chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình KTAT vận hành thiết bị chịu áp lực và phải được người sử dụng lao động giao trách nhiệm bằng văn bản. (Người vận hành bình chịu áp lực phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động- cấp thẻ an toàn nhóm 3 công việc vận hành bình chịu áp lực; phải có chứng chỉ đào tạo vận hành bình chịu áp lực)

Liên hệ đăng ký tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho công nhân vận hành bình chịu áp lực: 093 811 1904 – Mr Thăng

  • Trên bình phải có đủ các thiết bị an toàn sau:
  • Van an toàn: lắp đúng theo thiết kế. Không cho phép làm giảm diện tích lỗ thoát hơi của van an toàn.
  • Áp kế: mỗi bình phải trang bị một áp kế có thang đo phù hợp, áp kế phải được kiểm định và niêm chì hàng năm.
  • Bình khí nén phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5 mét, không đặt ở những nơi dễ cháy, nổ.
  • Không cho phép đặt trong hoặc gần kề những nhà có người ở, những công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt:

+ Các bình có chứa các môi chất không ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số PV > 10000 (P tính bằng Kg/cm2, V tính bằng lít)

+ Các bình có chứa môi chất ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có p.V lớn hơn 1000 (p tính bằng Kg/cm2, V tính bằng lít)

  • Đối với bình chứa không khí nén di động: Không được tự ý dời chỗ đặt máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý thiết bị. Trước khi di chuyển bình phải cắt nguồn điện và xả hết áp suất trong bình.

* Kiểm tra bình khí nén khi đang hoạt động

  • Người trực tiếp vận hành bình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của bình, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra đo lường: áp kế, van an toàn, rơ le khống chế áp suất. Vận hành bình một các an toàn theo đúng quy trình của đơn vị.
  • Vào đầu ca vận hành, khi áp suất trong bình đạt 0,5 (1kg/cm2) công nhân vận hành cần kéo nhẹ van an toàn để thông van an toàn và mở van xả đáy để xả nước ngưng hoặc dầu đọng lại dưới đáy bình. Sau mỗi ca làm việc phải xả các chất cáu cặn và nước đọng ở trong bình.
  • Định kỳ rửa sạch lưới lọc gió của máy nén ít nhất hai tháng một lần để đề phòng bụi và tạp chất lọt vào theo đường hút vô máy.

*Nghiêm cấm

  • Hàn, sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình đang còn áp suất.
  • Chèn hãm, thêm vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì thêm tải trọng của van an toàn khi bình đang hoạt động.
  • Sử dụng bình vượt quá thông số kỹ thuật do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn cho phép đối với thiết bị.
  • Cho máy vào hoạt động khi chưa lắp nắp bao che curoa truyền động, khi van an toàn không hoàn hảo, khi áp kế và rơ le hoạt động không chính xác.

*Phải lập tức ngưng sử dụng bình chịu áp lực trong các trường hợp:

  • Khi áp suất trong bình tăng quá mức cho phép mặc dù các yêu cầu khác quy định trong quy trình vận hành bình đều bảo đảm.
  • Khi các cơ cấu an toàn không hoàn hảo.
  • Khi phát hiện thấy các bộ phận chịu áp lực chính của bình có vết nứt, phồng, gỉ mòn đáng kể, xã hơi, nước ở các mối nối, mối hàn, các miếng đệm bị xé,...
  • Khi xảy ra sự cháy đe dọa đến bình đang có áp suất.
  • Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong bình bằng một dụng cụ nào khác. Những trường hợp khác theo quy định trong quy trình vận hành của đơn vị.

4. Kiểm định an toàn bình chịu áp lực

* Tiêu chuẩn kiểm định bình áp lực

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng trong quá trình kiểm định bình chịu áp lực phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
  • QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực
  • TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
  • TCVN 6155:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 0C
  • TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử)
  • TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra

Có thể kiểm định bình chịu áp lực theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức an toàn được quy định trong nước.

* Quy trình kiểm định bình chịu áp lực

Quy trình kiểm định an toàn bình chịu áp lực được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

  • Hồ sơ xuất xưởng
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Khám xét kỹ thuật bên ngoài, bên trong

  • Kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học.
  • Xem xét tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn, cách nhiệt (nếu có)
  • Kiểm tra khuyết tật kim loại, mối hàn bằng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ.

Bước 3: Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Áp suất và môi chất thử phụ vào áp suất làm việc lớn nhất và môi chất làm việc của thiết bị.

Bước 4: Kiểm định cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường, bảo vệ

Kiểm tra các thiết bị đo lường, cơ cấu an toàn:

  • Kiểm định van an toàn (Tìm hiểu tại đây)
  • Kiểm định áp kế (Tìm hiểu tại đây)
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành bình chịu áp lực

Kết nối các thiết bị phụ trợ, cơ cấu an toàn… vận hành thiết bị ở áp suất làm việc cho phép.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định bình chịu áp lực

  • Lập biên bản kiểm định bình áp lực theo mẫu quy định
  • Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
  • Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định bình chịu áp lực.

*Thời hạn kiểm định bình áp lực

Bình chịu áp lực được kiểm định an toàn khi:

  • Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ bình chịu áp lực trong quá trình sử dụng. Chu kỳ kiểm định bình chịu áp lực là 3 năm/lần đối với thiết bị có chất môi chất thông thường và 2 năm/lần đối với các môi chất độc hại, ăn mòn hay cháy nổ.
  • Chế độ Kiểm định bất thường được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt, thay thế, sửa chữa. Chế độ kiểm định này cũng áp dụng cho các bình chịu áp lực có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.

*Chi phí kiểm định bình chịu áp lực

Chi phí kiểm định bình chịu áp lực được Nhà nước quy định mức phí tối thiểu theo thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa vào dung tích của bình chịu áp lực.

5. Tại sao nên sử dụng dịch vụ kiểm định Bình chịu áp lực tại ISCTC

- ISCTC được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận có đầy đủ năng lực và điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định an toàn thiết bị

- ISCTC có đội chuyên gia, kiểm định viên được đào tạo bài bản, trình độ tay nghề cao, là những nhân tố xuất sắc góp phần vào sự phát triển bền vững của Trung tâm ISCTC.

- ISCTC với mục tiêu mang tới những dịch vụ chất lượng cao nhất do đó chúng tôi không ngừng nâng cấp dịch vụ, tiếp thu và ứng dụng KHKT, trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm định.

- Cùng với đội ngũ xử lý hồ sơ chuyên nghiệp, thời gian trả kết quả hồ sơ kiểm định luôn nhanh và chính xác.

Khi thực hiện kiểm định bởi ISCTC, khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn, yên tâm khi sử dụng dịch vụ, được cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý cũng như được tư vấn tận tình về cách sử dụng an toàn nhất. Chính vì thế, mà trong nhiều năm qua ISCTC đã trở thành đối tác đáng tin cậy của rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc trong công tác kiểm định máy móc thiết bị.

----------

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ISCTC

Điện thoại: 093 811 1904 - Email: [email protected]