[email protected] 093 811 1904

QUY TẮC AN TOÀN VẬN HÀNH TRỤC CÁP, KIỂM ĐỊNH TRỤC CÁP CÁC LOẠI

Trục cáp chở hàng là thiết bị nằm trong điều thứ 13 tại danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư , chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019.

Các loại trúc cáp bao gồm:

- Trục cáp chở hàng

- Trục cáp chở người

- Trục cáp trong các máy thi công

- Trục tải giếng nghiêng

- Trục tải giếng đứng

I. Quy tắc an toàn

1. Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành trục cáp và cách khắc phục

  • Dây cáp nhảy ra khỏi hệ thống rãnh puli
  • Giảm đường kính cáp danh nghĩa – đứt lõi cáp , ăn mòn bên trong hoặc bên ngoài
  • Dây bên ngoài bị đứt hoặc mòn
  • Dây bị ăn mòn hoặc đứt tại điểm liên kết cuối cáp
  • Rơi gãy, đổ vỡ, sập thiết bị nâng hạ (do trượt, đứt dây buộc, đây chằng, hoặc do cáp bị gãy bất ngờ).
  • Đổ cần cẩu (cẩu quá tải hoặc do lún gây ra bởi chân chống không vững trên sàn hoặc đặt cần cẩu không được bảo đảm).
  • Chèn ép người dân giữa vòng quay của cần cẩu hoặc giữa tải và vật.
  • Cần nâng va chạm vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.
Và những yếu tố nguy hiểm khác có thể xảy ra, do đó người lao động phải được đào tạo, cung cấp những kiến thức an toàn để bảo vệ bản thân, nhận biết được những mối nguy hiểm khi vận hành trục cáp. Ngoài ra, các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt như Trục cáp các loại bắt buộc phải được kiểm định theo đúng quy định pháp luật. 

Trung tâm ISCTC là đơn vị uy tín trong nghành kiểm định tại Việt Nam, với đội ngũ kiểm định viên, giảng viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, nắm vững kiến thức chuyên môn; cùng với trang thiết bị hiện đại. ISCTC đã và đang trở thành đối tác của hàng ngàn doanh nghiệp trong các hạng mục kiểm định, đào tạo an toàn.

Liên hệ ISCTC: 0938111904 – Mr.Thăng

2. Yêu cầu đối với Trục cáp

Cần được kiểm định định kỳ nhằm :

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người khác trong phạm vi làm việc của cần trục, tránh hư tổn hàng hóa, thiết bị.
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
  • Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.

Xem thêm về các dịch vụ kiểm định khác tại đây.

3. Yêu cầu đối với người sử dụng Trục Cáp chở hàng

  • Cần được huấn luyện an toàn vận hành Trục cáp chở hàng ( Nhóm 3 ), huấn luyện an toàn vệ sinh lao động định kỳ
  • Có chứng chỉ vận hành thiết bị nâng hạ
  • Có giấy xác nhận bàn giao thiết bị từ cấp trên


Liên hệ đăng ký tham gia tập huấn an toàn; Đào tạo chứng chỉ vận hành tại đây.

II. Kiểm định trục cáp

1. Tại sao phải kiểm định trục cáp

  • Vì trục cáp là thiết bị nâng hạ - một trong những loại máy móc nguy hiểm nhất, rất dễ gây tai nạn lao động, nên kiểm định an toàn trục cáp trở thành quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
  • Việc kiểm định không những sẽ giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng, phòng tránh tai nạn lao động mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp.

2. Khi nào cần kiểm định trục cáp?

a. Kiểm định lần đầu: Doanh nghiệp tiến hành kiểm định trước khi đưa thiết bị vào vận hành

b. Kiểm định an toàn định kỳ: Thời hạn kiểm định định kỳ trục cáp là 03 năm và với sàn treo đã sử dụng trên 12 năm thì phải tiến hành kiểm định 01 năm/lần

c. Kiểm định bất thường: Tiến hành kiểm định khi:

  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo
  • Sau khi di chuyển thiết bị tới vị trí mới, bị tháo rời
  • Khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền, đơn vị vận hành

3. Quy trình kiểm định trục cáp

Kiểm định viên thực hiện công tác kiểm định tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài thiết bị

- Kiểm tra bằng mắt thường: Vị trí đặt thiết bị, hàng rào bảo vệ, vật cản, hệ thống điện, các bộ phận của thiết bị: dây cáp, cơ cấu thủy lực, hệ thống điện, các dấu hiệu bất thường.

Bước 2: Kiểm tra kĩ thuật của máy

- Kiểm định viên tiến hành vận hành máy trong tình trạng không có tải. Thực hiện tối thiểu 3 lần. Chỉ tiến hành bước 2 khi đã đáp ứng các tiêu chuẩn bước 1.

Bước 3: Tiến hành vận hành thử.

- Kiểm định viên tiến hành thử tải: Thử tải tĩnh và thử tải động (chỉ tiến hành khi B2 đạt yêu cầu)

Bước 4: Xử lý kết quả

- Những thiết bị đạt yêu cầu 3 bước trên mới được đánh giá là đạt và được phép sử dụng. Những thiết bị không đạt yêu cầu, phía trung tâm kiểm định sẽ đề xuất những giải pháp khắc phục. 

4. Chi phí kiểm định trục cáp

Liên hệ với trung tâm ISCTC để được báo giá chính xác nhất. 

5. Tại sao nên kiểm định an toàn tại ISCTC?

- ISCTC được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận có đầy đủ năng lực và điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định an toàn thiết bị

- ISCTC có đội chuyên gia, kiểm định viên được đào tạo bài bản, trình độ tay nghề cao, là những nhân tố xuất sắc góp phần vào sự phát triển bền vững của Trung tâm ISCTC.

- ISCTC với mục tiêu mang tới những dịch vụ chất lượng cao nhất do đó chúng tôi không ngừng nâng cấp dịch vụ, tiếp thu và ứng dụng KHKT, trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm định.

- Cùng với đội ngũ xử lý hồ sơ chuyên nghiệp, thời gian trả kết quả hồ sơ kiểm định luôn nhanh và chính xác.

Khi thực hiện kiểm định bởi ISCTC, khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn, yên tâm khi sử dụng dịch vụ, được cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý cũng như được tư vấn tận tình về cách sử dụng an toàn nhất. Chính vì thế, mà trong nhiều năm qua ISCTC đã trở thành đối tác đáng tin cậy của rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc trong công tác kiểm định máy móc thiết bị.


Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ISCTC

Điện thoại: 093 811 1904 - Email: [email protected]