[email protected] 093 811 1904

MÁY KHOAN, ÉP CỌC, ĐÓNG CỌC LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH BẮT BUỘC

Danh mụcmáy khoan, ép cọc. đóng cọc đã được hợp pháp hóa quy định kiểm định do nhà nước ban hành trong bộ luật an toàn lao động của Bộ Lao động- Thương binh xã hội.

Kiểm định ISC- địa chỉ kiểm định chất lượng. an toàn, trọn gói giá rẻ được cấp giấy phép hoạt động chính thức trong lĩnh vực kiểm định máy móc công nghiệp.


Máy đóng cọc, ép cọc, là gì?

Các thiết bị máy khoan, máy đóng cọc, máy ép cọc được thiết kế để khoan sâu vào lòng đất, tạo các lỗ lâu dưới đất, phục vụ cho quy trình thi công cọc nhồi. Đây là một trong những loại máy công nghiệp hạng nặng không thể thiếu ở bất cứ công trình xây dựng nào.

Máy đóng cọc có nhiều loại về kích thước cũng như hình dáng lỗ cọc:

+ Máy đóng cọc vuông có kích thước: (D*R) 200×200; 250×250; 300×300; 400×400; 500×500 

+ Máy đóng cọc tròn có kích thước: D300; D350; D400; D450; D500; D600; D700; D800; D1000mm…

Hiện nay khi mọi công nghệ kỹ thuật được nâng cấp, các loại máy ép cọc hoạt động êm hơn, không gây ra tiếng ồn lớn như trước, không làm ảnh hưởng tới các công trình liền kề công trường. 

Khả năng kiểm định chất lượng được cải thiện, mọi đoạn cọc được ép thử bằng lực ép thủy lực, kỹ sư sẽ tiến hành xác định sức chịu tải của thiết bị thông qua lực ép cuối cùng

* Ưu điểm:

Thi công công trình gọn gàng, tiết kiệm thời gian, giá thành vừa phải và thân thiện với môi trường.


Chuẩn bị thi công cọc khoan nhồi


Nội dung kiểm định

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp đối với các loại máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc bắt buộc phải đánh giá được các hoạt động, công dụng liên quan tới sự di chuyển, quay, hiệu suất khi khoan hay hạ cọc. Xác định các hư hỏng kỹ thuật của máy nếu có. 

Nội dung kiểm định yêu cầu

- Tiến hành kiểm định và đánh giá kết cấu kim loại, các mối hàn;

- Tiến hành kiểm định và đánh giá hoạt động của cơ cấu di chuyển, hệ thống phanh

- Tiến hành kiểm định và đánh giá hoạt động của cơ cấu quay cùng hệ thống phanh

- Tiến hành kiểm định và đánh giá hoạt động của cơ cấu nâng (móc, cáp và tang cuốn cáp) 

- Tiến hành kiểm định và đánh giá hoạt động của các hệ thống thủy lực và điện;

- Tiến hành kiểm định  và đánh giá hoạt động của hệ thống điều khiển, các giới hạn hành trình và các lệnh khẩn cấp;

- Tiến hành kiểm định và đánh giá hoạt động của cụm khoan hoặc hạ cọc.

>>>Xem thêm: Kiểm định bình nén khí


Quy trình kiểm định đúng kỹ thuật

Bước 1: Bước đầu chuẩn bị cho quy trình kiểm định

+ Chuẩn bị kiểm định kỹ thuật

+ Bàn bạc và đi đến thống nhất kế hoạch kiểm định đã đề ra

+ Kiểm tra hồ sơ, thông tin kiểm định trước đây của thiết bị

+ Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết để tiến hành kiểm định

+ Các biện pháp đảm bảo an toàn và xây dựng cần được thống nhất trước khi tiến hành kiểm định.

Bước 2: Tiến hành kiểm định:

+ Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài và hệ thống bên trong.

+ Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải

+ Kiểm tra chế độ thử tải- Thử không tải

Bước 3: Xử lý kết quả hậu kiểm định kỹ thuật

* Chú ý: Quy trình này sẽ không áp dụng cho các thiết bị máy ứng dụng thi công khoan hầm, các loại máy tích hợp mũi khoan ở đầu để khoan đá, các loại máy khoan sử dụng trong nền công nghiệp dầu khí, các loại máy hạ và rút cọc phao nổi.



Xử lý kết quả kiểm định bao gồm

Lập biên bản kiểm định với đầy đủ các nội dung đã được quy định bao gồm:

Thành phần tham gia kiểm định phải có các thành viên

+ Người đại diện cho cơ sở hoặc được người được ủy quyền thay thế

+ Người tham gia giám sát quy trình kiểm định

+ Kỹ sư, kiểm định viên 

Sau khi biên bản kiểm định được thông qua bởi các cá nhân trên bằng cách ký và đóng dấu vào biên bản. Mỗi bên sẽ giữ 1 bản và có giá trị ngang nhau.

Ghi tóm tắt nội dung kiểm định vào lý lịch của thiết bị, ghi rõ ngày tháng thực hiện để phục vụ cho các quy trình kiểm định về sau.

- Tiến hành dán tem kiểm định nếu quy trình kiểm định đã được thông qua trên thân máy. Tem kiểm định cần được dán ở vị trí dễ nhìn

- Cấp giấy chứng nhận kèm kết quả kiểm định an toàn kỹ thuật. Thời hạn nhận giấy chứng nhận bắt đầu từ ngày được thông qua kết quả kiểm định, tối đa là 5 ngày. 

>>>Xem thêm: Kiểm định tiếp địa, tiếp địa tủ địa trong công nghiệp


Thời hạn kiểm định máy khoan, máy ép cọc, máy đóng cọc

+ Thời gian kiểm định cho các loại máy khoan, đóng cọc, máy ép cọc thông thường là 2 năm/lần

+ Đối với trường hợp các máy khoan, máy ép cọc, máy đóng cọc hoạt động được 10 năm thời hạn kiểm tra định kỳ ngắn hơn khoảng 1 lần/năm



Lưu ý khi sử dụng máy đóng cọc, máy ép cọc

- Chỉ các công ty kiểm định hợp pháp được cấp giấy phép hành nghề của các cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được thực hiện.

- Thực hiện các quy trình kiểm định theo đúng quy trình

- Kỹ sư giám sát, thực hiện kiểm định phải là người có năng lực, hiểu biết chuyên sâu

- Các thiết bị hỗ trợ kiểm định hiện đại, chất lượng.

Kiểm định ISC cung cấp dịch vụ kiểm định máy khoan, máy đóng cọ, máy ép cọc chất lượng.